banner logo new

slogan1 new

hinh_san_pham_slide_2 slideshowimage hinh 1 hinh 2 hinh 3 hinh 4 hinh 5 hinh 6 HINH 7 hinh 8 hinh 9 hinh a hinh b hinh 10

HƯỚNG DẪN THI CÔNG PHÒNG TRÁNH VÀ PHƯỚNG PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP NỨT TƯỜNG KHI XÂY TÔ GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU

CÔNG TY TNHH GẠCH ỐNG KHÔNG NUNG NGÔI SAO BÌNH DƯƠNG
HƯỚNG DẪN THI CÔNG PHÒNG TRÁNH VÀ PHƯỚNG PHÁP KHẮC PHỤC CÁC TRƯỜNG HỢP NỨT TƯỜNG KHI XÂY TÔ GẠCH ỐNG XI MĂNG CỐT LIỆU


I- Do hiện tượng lún nền móng hay kết cấu đỡ tường yếu:
- Các vết nứt nghiêng trên tường, nứt dầm hoặc nứt trần nhà là loại vết nứt "khó chịu" nhất và sẽ khó sửa nhất. Thường nó có thể xuất hiện tại nhiều mảng tường, ở nhiều tầng.Quy luật là xuất hiện sát mép sàn, gần các cột và xiên dần vào giữa mảng tường; hoặc xuất hiện ở các góc dưới của bậu cửa sổ, xiên xuống dưới. Nguyên nhân là (đối với gạch đất nung)nhà hay công trình đã bị lún không điều .Trong nhà dân mới xây thì tường 110 rất hay nứt kiểu này, lâu dần sẽ đến tường 220. Sau độ 1, 2 năm hết lún thì bạn bả lại tường là hết.
- Đối với gạch ống bê tông (xi măng cốt liệu) bản chất bám dính vữa chắc với lớp hồ tô và gạch tạo thành 1 khối , chỉ cần chuyển vị nhỏ của móng hay đà bê tông là xuất hiện vết nứt xuyên tường- đặc điểm của vết nứt kiểu này là thẳng không giật bậc. Đối với gạch đất nung thì khác, lớp hồ tô không dính chắc vào viên gạch cho nên khi nứt lớp vữa tô dễ bị bong ra và vết nứt đi theo lớp hồ xây tạo thành vết bậc cấp chạy theo đường viền của viên gạch.
Để giảm tối đa hiện tượng nứt dùng 0.03% (30g cho 100kg xi mang)phụ gia HPMC trộn vữa (khi trộn khô hoặc pha vào nước) để tăng thêm tính dẻo, giữ nước của vữa dùng để xây tô. Hoặc dùng vữa trộn sẵn đã có pha phụ gia có bán trên thị trường như vữa khô trộn sẵn CTA.
CÁC NGUYÊN NHÂN:

- Như vậy sẽ có các nguyên nhân chính dẫn đến việc nứt nhà do lún hay kết cấu đỡ tường yếu:
- Không khảo sát địa chất nền đất xây dựng công trình hoặc báo cáo khảo sát địa chất sai.không có căn cứ tính toán khả năng chịu lực của nền đất hoặc số liệu khảo sát sai dẫn đến thiết kế sai so với thực tế.
- Có khảo sát địa chất, nhưng tính toán thiết kế kết cấu sai như không tính đủ tải trọng của công trình (tải trọng tĩnh và tải trọng động), tính sai kết cấu móng...- Có khảo sát địa chất đúng, thiết kế kết cấu đúng theo tiêu chuẩn, nhưng thi công không đúng so với thiết kế, dẫn đến hiện tượng lún, nứt nhà.
- Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc nứt nhà như sử dụng gạch có khối lượng nặng hơn tính toán cho phép
Do đó, việc xác định nguyên nhân nứt nhà cần người có chuyên môn đến khảo sát hiện trạng và hồ sơ thiết kế. Khi xác định được nguyên nhân nứt thì cũng sẽ có nhiều phương án khắc phục, phụ thuộc vào cách giải quyết của người thiết kế cải tạo hoặc hoàn cảnh hiện trạng nhà cũng như điều kiện thi công và điều kiện kinh tế.
GIẢI PH ÁP CẢI TẠO VÀ CHỐNG NỨT NHÀ:
Lưới thép để chống nứt
- Muốn sửa phải chống lún bằng nhiều giải pháp khác nhau, đều có khó khăn và tốn kém. Việc đục rỗng vết nứt, đóng "gông" (đinh đỉa) để "may" vết nứt lại chỉ tạm thời, không hiệu quả; vì không ngăn chặn được nguyên nhân gây ra và sẽ bị nứt lại, có thể là chỗ cũ hay quanh đó. Do đó, đối với loại vết nứt này, nếu nặng, ngày càng phát triển, nên tìm đến những đơn vị tư vấn có kinh nghiệm để nhờ sự giúp đỡ cần thiết, chính xác. Lưu ý rằng, việc đầu tiên, chủ nhà, khi phát hiện vết nứt là phải đánh dấu (tốt nhất là bút chì), bằng nét gạch thẳng góc với phương khe nứt, ghi lại ngày tháng và theo dõi qua thời gian, các vết nứt có vượt điểm đánh dấu hay không. Nếu vượt qua, có nghĩa là vết nứt tiếp tục phát triển, cần có biện pháp xử lý đúng mực, đúng bệnh.
Ở các vị trí nguy hiểm có khả năng nứt cao như chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà hay ở các mép cửa, cửa sổ tiến hành đặt một lưới thép để chống nứt do biến dạng hay co ngót.
Kỹ thuật dùng lưới thép chống nứt như sau:
- Trước tiên tô một lớp hồ dầu (xi măng nguyên chất) thật mỏng lên khu vực dự định đặt lưới thépđủ để giữ lưới thép.
- Đặt lưới thép lên khu vực vừa tô.
- Tô thêm lớp hồ dầu mỏng phía trên.
- Tô tường bình thường.
- Trong thực tế, không phải tất cả các chỗ tiếp giáp tường – cột, tường – đà, các mép cửa, cửa sổ đều bị nứt. Nhưng chỉ cần có 1 chỗ nứt cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để khắc phục, chưa kể đến những khó chịu khi vừa ở đã phải tiến hành sửa chữa.
- Vì vậy, tuy rằng có tốn kém hơn chút đỉnh nhưng nên đặt lưới thép ở tất cả các khu vực được coi là nguy hiểm để đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Thực ra, không phải không có người biết phương pháp trên để chống nứt cho công trình vì các công trình theo tiêu chuẩn nước ngoài đều làm theo cách này và trong các giáo trình xây dựng đều có đề cập đến.
PHƯƠNG PHÁP XÂY TƯỜNG GẠCH
1- Phải bảo đảm kết cấu vững, không bị biến dạng
2- Liên kết giữa tường gạch và cột bê t ông: phải có sắt râu chờ từ cột ra. Thông thường khoảng cách giữa 2 râu sắt là từ 500- 600mm . Nếu chiều cao của mảng tường gạch cao quá 3400mm thì phải có giằng bê tong. Thông thường làm giằng trên đầu cửa đi hay cửa sổ
- Giằng bê tông kẹp tường có kết cấu 80x 180 hay 180 x 180 tuỳ theo tường 100mm hay 200mm, dùng 2 hay 4 cây thép d:10 hay 12 ,đai d:6. Khoan cấy cốt thép vào cột bê tông bằng keo Hilti hay Ramset.
3- Liên kết giữa tường gạch và đà , sàn : trước khi xây trên đà hoặc sàn phải trát 1 lớp hồ dầu lên trên bê tông sau đó trãi vữa xây bình thường. Nếu mảng tường gạch dài quá 4000mm phải có bổ trụ kẹp tường. Bổ trụ kẹp tường có kết cấu 80x 180 hay 180 x 180 tuỳ theo tường 100mm hay 200mm, dùng 2 hay 4 cây thép d:10 hay 12 ,đai d:6. Khoan cấy cốt thép vào đ à, sàn bê tông bằng keo Hilti hay Ramset.
4- Vào mùa nắng, gạch quá khô , trước khi thi công phải tưới nước cho gạch tránh tình trạng gạch khô hút hết nước của vữa xây làm vữa x ây mất chất lượng.
5- Tương tự như vậy, trước khi tô tường vẫn phải tưới nước để tránh tình trạng mất nước vữa tô.
6- Trám kỹ các vết cắt tường để chạy dây điện hay nước xong, đóng lưới thép trước khi tô.
Nứt ở đầu cửa và nứt bất kỳ:
Nứt ở mép cửa: thường xuất hiện ở các góc trên cửa đi, cửa sổ. Loại vết nứt này xảy ra do đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối lên hai đầu tường và trong quá trình sử dụng đã có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa ngay từ đầu, các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vươn khỏi đố cửa tối thiểu 20cm (nếu được thì nên đúc đà lanh tô qua cột). Việc tiết kiệm không đáng chiều dài đà lanh tô dẫn đến kết quả là rất khó sửa các loại vết nứt này. Cách sửa hiệu quả nhất là đục lấy hẳn đà lanh tô ra, thay lại đà khác dài hơn, đủ neo hơn. Việc đập vỡ cục bộ đầu lanh tô, đắp vữa vào chỉ tăng độ cứng rất ít, thường không hiệu quả, nghĩa là sẽ bị nứt lại một thời gian sau đó, nhất là khi cửa đóng mạnh.
Vết nứt do lỗi thi công

- Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà thường thấy ở các tầng: cũng do lỗi kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm; phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước tối thiểu là 3 hàng gạch đinh (gạch đặc). Ðộ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt. Nếu không thực hiện chuẩn, có thể có vết nứt. Cách sửa có thể bằng vữa cao cấp như đã nêu, tuy nhiên giá thành khá đắt. Những vết nứt này chủ yếu do đà sàn bị võng. Do đó tiết diện các cấu kiện (đà) phải đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng này không đáng kể. Chính những vết nứt này, ở tường ngăn khu vệ sinh, ở tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước, gây loang lổ.
- Khi vết nứt sâu, xuyên qua tường xây. Cần phải xem kỹ: Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường. Trường hợp này, dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
-Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà:cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định (xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ). Hệ quả là trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát đều co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang. Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như trên. Hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.
II- Nếu vừa trát xong đã nứt thường do các nguyên nhân sau:
Chỉ cần mới xây căn nhà một thời gian cũng có thể xuất hiện vết nứt ở cột (nứt dọc), ở đà (nứt ngang). Vết nứt nhỏ số lượng nhiều, ngay mảng tường cũng có vết nứt dọc.Đối với nhà chịu lực bằng khung bê tông cốt thép, việc nứt tường có thể do một hay nhiều nguyên nhân. Tùy trường hợp và mức độ vết nứt mà chúng ta có biện pháp khắc phục khác nhau.
Một cách để tìm nguyên nhân là tìm điểm chung của các vết nứt tường. Ta nên vẽ lại sơ đồ vết nứt theo: từng bức tường, từng sàn, toàn bộ chiều cao nhà... để dễ đánh giá, tìm điểm chung. Dứt điểm vấn đề nứt thì rất khó nhưng có thể khống chế các vấn đề trên để giảm tối đa các vết nứt và nếu còn thì vết nứt cũng ngắn, nhỏ, rất khó thấy và không gây phản cảm nhiều.
Nếu chỉ là những vết nứt nhỏ trên bề mặt tường hay được mô tả là nứt chân chim thì có thể chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu vào tường gạch. Những vết nứt này thường do các nguyên nhân về kỹ thuật tô tường như tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, hồ tô mỏng (tối thiểu phải 1cm), tô xong bị nắng nhiều, không dưỡng hộ đúng; Hoặc cũng có thể do việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình.
- Đối gạch ống bê tông (xi măng cốt liệu) bản chất độ hút nước nhanh(háo nước) mau khô nên dễ xảy ra hiện tượng co ngót không đồng đều gây nên các vết nức chân chim (da quy).
Một số nguyên nhân cần tránh :
+ Vữa trộn 1 lần rồi dùng cho thời gian dài. Đúng ra trộn đến đâu dùng đến đó.
+ Sau khi tô tường không bảo dưỡng tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên, nhất là tường hướng Tây nhằm giảm sự chênh lệch nhiệt độ tránh nứt trong quá trình tường đông kết.
+ Dùng xi măng mác cao để trát. Nhất là xi măng PCB 40 rất hay bị nứt. Nên dùng xi măng mác thấp PCB30.
+ Cát không đủ tiêu chuẩn.
+ Trát quá dầy. Trên 2,5cm.hoặc quá mỏng nhỏ hơn 1.0cm
+ tường trát không được tưới ẩm trước, dùng hồ khô nhiều trên mặt trát
+ trát vữa quá già, bả hồ dầu vào tường để bị khô mặt XM.
+Mặt trát bị đánh bóng (không thở được).

***Tường xây xong thì không nên trát tường vội , phải để thời gian khoảng 10 ngày , để xi măng đông kết đạt cường độ và bảo dưỡng theo đúng quy định.
***Kiểm tra kỹ các vết nứt do chuyển vị (xử lý ngay nếu có bằng khe co giãn) sau đó trát vữa , dùng xi măng pc30, trát vữa ko quá dày <=1,5cm .
Một Số Giải pháp:
- Phòng ngừa: tránh các trường hợp trên.
- Khắc phục: nếu đã nứt.
+ Nứt nặng thì buộc đục ra tô lại.
+ Nứt ít thì dùng phụ gia quét xử lý.
+ Nứt vữa gạch xây thì chỉ có cách đục V rồi dùng phụ gia bơm trít.
+ Nếu cả khối xây bị nứt (khỏi bàn thêm), xử luôn khối xây như trên.
+ Nếu gõ mặt tường mà bị bộp - đục ra trát lại.
+ Nếu chỉ răng nứt chân chim kẻ nứt nhỏ đều như cọng tóc thì chỉ cần dùng phụ gia chống thấm (hoặt chất chống thấm như Sika 701) quét lót toàn bộ, sau đó sơn bình thường
+tưới ẩm tường, vả hồ dầu xi măng, xong mới tiến hành trát phủ, sau đó lại vả vữa khô lên, và xoa phẳng
+ Kẻ theo đường nứt bề rộng từ 5 ly đến 1 phân, bắn keo silicon (loại sơn lên được ) rồi sơn lại.
+ Đục hết lớp hồ tô,vệ sinh sạch sẽ, đóng lưới thép ,tô lại rồi sơn bả như lúc đầu.
+ Đập nguyên bức tường ra xây lại.
Với các lý do trên, chỉ cần đục lớp hồ cũ dọc theo các vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị rộp, cần đục bỏ toàn bộ mảng tường để tô lại. Lớp hồ tô phải để tối thiểu 7 ngày mới cho xử lý chà, trét, và sơn nước.
Nếu là những vết nứt sâu xuống lớp tường xây thì cần xem xét kỹ, có thể do kỹ thuật thi công, đã không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường, hoặc đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định, xây xiên, xây bằng gạch đinh, gạch thẻ, các góc trống phải miết kỹ hồ. Với các nguyên nhân này, bạn cần gọi một đơn vị thi công có uy tín đến kiểm tra và xử lý.

Bài viết liên quan

Sản phẩm mới

Cty TNHH Gạch Ống Không Nung Ngôi Sao Bình Dương
Địa chỉ: Cây Chàm, Phường Thạnh Phước, Thị Xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
MST: 1101 797 577 - SĐT: 0979 015 678 - Email: gachngoisao@gmail.com